Liên Hệ

Mr: Sơn
DD: 0985008966
Email: son@vantanphat.com

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Tiêu diệt tế bào ung thư bằng nitơ lạnh

Các nhà khoa học người Israel đã phát triển thành công kỹ thuật nhiệt động (cryoablation), sử dụng nhiệt độ siêu lạnh để tiêu diệt khối u.

Kỹ thuật nhiệt động (cryoablation) sử dụng nhiệt độ siêu lạnh để tiêu diệt khối u.

Nhóm các nhà khoa học thuộc công ty y tế IceCure ở Israel đã phát triển thành công kỹ thuật (cryoablation), có khả năng tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư vú mà không cần tới thủ thuật mổ để cắt bỏ khối u.
Kỹ thuật nhiệt động sử dụng một kim tiêm tí hon để bơm dung dịch nitơ lỏng siêu lạnh khoảng -170 độ C vào khối ung thư vú. Dung dịch nitơ lỏng có tác dụng làm đóng băng các tế bào ung thư. Sau đó, các nhà khoa học dùng nhiệt độ để tan các khối băng, khiên các tế bào ung thư bị tiêu diệt.
Không đòi hỏi phải gây tê, kỹ thuật nhiệt động có thể hoàn thành điều trị trong vòng 15 phút và có giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn phương pháp phẫu thuật hiện nay – đòi hỏi bệnh nhân phải ở lại bệnh viện tới 1 tuần lễ.
“Phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư sử dụng nhiệt độ cao đã được thử nghiệm trước đây, nhưng nó khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn. Bởi vì cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với nhiệt độ cao”, ông Hezi Himmelfarb, chủ tịch công ty IceCure, cho biết trên Daily Mail. “Nhưng nhiệt độ lạnh có tác dụng gây tê, nên bệnh nhân cảm thấy ít đau đơn trong và sau khi điều trị”.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ hiện tại đang thử nghiệm kỹ thuật mới đối với 30 bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú. Họ hy vọng phương pháp mới có thể thay thế thủ thuật mổ để điều trị bệnh ung thư vúvà những loại ung thư khác như thận, tuyến tiền liệt và gan trong tương lai.
Kỹ thuật nhiệt động của công ty IceCure đã được chứng nhận sử dụng tại Mỹ và đang chờ được chứng nhận tại châu Âu vào năm tới.

Phẫu thuật lạnh sử dụng nito lỏng

Phẫu thuật lạnh (Cryo surgery) là kỹ thuật sử dụng tuyết nitơ lỏng tại chỗ để phá hủy có kiểm soát các tổ chức bệnh lý ở da và các bộ phận khác trong cơ thể. Vì kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện nên được sử dụng rộng rãi trong chuyên ngành Da liễu. Tuy nhiên, để ứng dụng có hiệu quả cần phải hiểu các nguyên tắc cơ bản về nguyên lý, cấu trúc máy, các chất làm lạnh, nhiệt độ lạnh, cấu trúc tổ chức... 
Nếu chỉ định và điều trị không đúng sẽ gây những biến chứng, kết quả ngoài ý muốn.
 
                                                                                     TS. Nguyễn Sỹ Hóa
                                                                                                                         Viện Da liễu Quốc gia
1. Các chất làm lạnh thường được sử dụng
- Tuyết Dioxide carbon; nhiệt độ -790C.
- Nitơ oxide; nhiệt độ -750C.
- Nitơ lỏng; nhiệt độ:
o -200C nếu chấm bằng bông hoặc lông.
o -1800C nếu phun sương.
o -1960C nếu dùng đầu áp.
Như vậy, các chất làm lạnh khác nhau, cùng các dụng cụ, cách thức làm lạnh bề mặt khác nhau sẽ cho nhiệt độ âm khác nhau và gây tổn thương tổ chức ở mức độ khác nhau.
Ví dụ: ở nhiệt độ -200C có thể phá hủy các thương tổn lành tính ở nông; nhiệt độ -500C có thể phá hủy các thương tổn ác tính; đối với ni tơ lỏng ở nhiệt độ -1960C sẽ phá hủy tổ chức sâu và lan tỏa hơn...
2. Cơ chế
Về sinh bệnh học: Tuyết lạnh gây thiếu máu cục bộ và hủy hoại trực tiếp lên tổ chức đó như tế bào, tổ chức liên kết, mạch máu, vi khuẩn, vi rút, do đông vón, ưu trương.... Cơ chế miễn dịch vẫn đang được nghiên cứu.
Áp lạnh không gây chết người vì vậy ở độ lạnh âm và tốc độ (1000C-1900C-/phút) có thể được áp trên các tổ chức khác nhau.
3. Các thương tổn thường được điều trị bằng cryo surgery
3.1. Hạt cơm thường, hạt cơm phẳng

Vi rút khá nhạy cảm với tuyết ni tơ, kèm theo sự hủy hoại tổ chức mang vi rút, đã cho kết quả tốt. Hơn nữa, tuyết ni tơ kích thích đáp ứng miễn dịch sau đó đối với các vi rút còn "sót lại" và bội nhiễm cũng xảy ra ít hơn.
Kết quả cho thấy tốt hơn khi điều trị nhắc lại sau đó cứ 3-4 tuần 1 lần đến khi khỏi hoàn toàn.
- Độ âm: -400C à -500C.
- Thời gian: Lúc đầu 5-10 giây để thử độ nhạy cảm của bệnh nhân với ni tơ lỏng sau đó tăng 15-30 giây. 3.2. Hạt cơm da dầu/dày sừng da mỡ
- Thường gặp ở người có tuổi, nhất là vùng mặt. Thường bệnh nhân đến điều trị khi thấy nhiều thương tổn, kích thích ngứa, tăng sắc tố, đôi khi chảy máu.
- Dùng bình xịt mỏng (1-2mm trong 4-8 giây).
3.3. U hạt sinh mủ
Tổ chức hạt ở vết loét sau chấn thương đáp ứng rất tốt đối với tuyết ni tơ với "liều điều trị" ở nhiệt độ -200C - 300C trong 20-30 giây.
Nếu nghi ngờ về chẩn đoán, có thể làm Biopsy để loại trừ các bệnh khác trước khi điều trị.
3.4. Các mảng tăng sắc tố phẳng trên da và các thương tổn mạch máu.
3.5. Sừng hóa do ánh sáng.
Chú ý: Các thương tổn sừng hóa do ánh sáng đôi khi là giai đoạn đầu của ung thư tế bào đáy, tế bào gai vì vậy cần chú ý để có chẩn đoán và điều trị thích hợp. Nếu nghi ngờ xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán xác định và điều trị, chủ yếu phẫu thuật theo phương pháp Mohs.
3.6. Sẹo lồi (keloids) và sẹo quá phát (hypertrophic)
Sẹo lồi và sẹo quá phát là những thương tổn lành tính do rối loạn sinh tổng hợp và hình thành quá mức collagen ở da trong quá trình liền vết thương không bình thường. - Sẹo lồi gồm những bó sợi collagen sát nhau, thường chờm ra ngoài ranh giới với tổ chức da lành do tăng sinh quá mức của các nguyên bào sợi ở vùng ngoại vi sẹo.
- Ngược lại, sẹo quá phát chứa phần lớn nguyên bào sợi, các mạch máu nhỏ, sẹo khu trú trong phạm vi vết thương cũ, không chờm ra ngoài rìa thương tổn.
Điều trị: Tùy khối lượng sẹo dùng đầu áp (probe)
T0 đầu áp
T0 tổ chức
T0 đông lạnh
Thải nhiệt
-850C-1900C
-200C-250C
30 giây
20-60 giây
- Các nghiên cứu cho thấy: áp lạnh đối với sẹo quá phát tốt hơn đối với sẹo lồi. Số lần nhắc lại từ 3 trở lên tốt hơn chỉ với 1 lần. Sẹo ≤ 2 năm đáp ứng tốt hơn sẹo > 2 năm.
- Các yếu tố không ảnh hưởng đến kết quả điều trị:
o Tuổi bệnh nhân.
o Giới.
o Kích thước/khối lượng sẹo.
o Vị trí sẹo.
o Can thiệp trước đó.
- Cơ chế: áp lạnh làm giảm đáng kể collagen nhóm I; tăng sinh tổng hợp collagen nhóm IV.
4. Các diễn biến bình thường sau thủ thuật
- Đỏ vùng ngoại vi sau 30 phút.
- Phù nề thương tổn vài phút đến vài giờ.
- Hình thành bọng nước sau 1 - 3 ngày.
- Rỉ dịch huyết thanh sau vài ngày đến 2 tuần.
- Đóng vảy sau tuần thứ 3 thứ 4.
- Khỏi để lại sẹo teo nhẹ, phẳng với mặt da lành.
5. Tác dụng phụ và biến chứng
5.1. Tác dụng phụ
Nói chung nếu chỉ định đúng, máy móc thiết bị đạt tiêu chuẩn, cán bộ được đào tạo, có kỹ thuật tốt, kỹ thuật dùng tuyết ni tơ là phương pháp điều trị có hiệu quả. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ không mong muốn cần chú ý:
- Đau, sưng nề vùng áp tuyết.
- Hình thành bọng nước trên thương tổn (thường tự xẹp hoặc chích tháo dịch, khỏi sau 1-2 tuần). Đề phòng và xử trí: Có thể bôi mỡ corticoid sau thủ thuật 2 - 3 ngày đầu. Nếu có bọng nước, dùng kim chích tháo dịch, bôi dung dịch castellani, mỡ kháng sinh.
5.2. Biến chứng
- Loét, nhiễm trùng, chậm lành vết thương thường gặp khi phối hợp với tiêm corticoid.
- Rối loạn cảm giác, thường giảm cảm giác.
- Hoại tử.
- Hình thành đám tổ chức hạt như hạt kê.
- Giảm sắc tố không hồi phục hoặc tăng sắc tố vùng ngoại vi thương tổn thường gặp trong điều trị sẹo lồi, sẹo quá phát.
- Teo da chiếm 1%-8% trường hợp, các biến chứng thường liên quan đến thời gian áp tuyết và số lần áp tuyết lại. Đề phòng: Không áp tuyết quá lâu; tạo tổn thương quá sâu; không gây tổn thương ra vùng da lành. Khi có biến chứng nhiễm trùng, hoại tử: Dùng kháng sinh toàn thân; cắt lọc; kháng sinh tại chỗ; có thể cấy da khi có tổn thương rộng.
6. Chống chỉ định
- Bệnh Raynaud.
- Các bệnh chất tạo keo như xơ cứng bì, lupus.
- Các bệnh đầu chi như viêm tắc động mạch, loét mạn tính do các nguyên nhân khác nhau...
- Lưu ý vùng da đen, dễ bị giảm sắc tố kéo dài do tổn thương tế bào hắc tố.
CÁC TẾ BÀO, TỔ CHỨC MÔ KHÁC CỦA DA NHẠY CẢM VỚI NHIỆT ĐỘ THẤP
- Bớt hình mắt lưới/mạng nhện (Bớt Clack) thường có tác dụng tốt với tuyết ni tơ.
- Các thương tổn dày, nổi gờ trên mặt da như hạt cơm chứa nhiều chất sừng thường ít nhạy cảm với tuyết ni tơ.
- Tuyết ni tơ phải đảm bảo "đủ” độ sâu và khu trú trong diện tích thương tổn, không để tổn thương tổ chức lành xung quanh.
- Phải ghi chép cẩn thận thời gian trực tiếp đầu áp lạnh trên thương tổn và số lần, thời gian làm lạnh saud dó (thời gian tan tuyết/thời gian giữa 2 lần lặp lại/thời gian áp tuyết lần sau; thời gian điều trị lại lần sau (thường sau 3 - 4 tuần). Nói cách khác, phải điều chỉnh hợp lý thời gian áp lạnh, thời gian "tan băng", thời gian lặp lại để điều chỉnh độ nông sâu, ảnh hưởng của độ lạnh với tổ chức lành xung quanh thương tổn.
- Tuyết ni tơ, kết quả điều trị phụ thuộc vào:

Vùng da (dày, mỏng...).
Loại tổ chức (tế bào, mô liên kết...)
Mạch máu trong tổ chức (ít, nhiều, lớn, nhỏ...).
Đặc điểm thương tổn.
Kỹ thuật.
Thiết bị.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

CTY TNHH VẠN TẤN PHÁT là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp Khí Nitơ, khí Nitơ tinh khiết, khí Nitơ 5, khí Nitơ 4.5, khí Nitơ 5.5, khí Nitơ, khí Nitơ 4

Bơm lốp bằng khí Ni-tơ: Ưu điểm át nhược điểm


Bơm lốp bằng khí Ni-tơ: Ưu điểm át nhược điểm

 - “Bơm lốp Ni-tơ” dần trở thành một lựa chọn phổ biến tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Tại sao người sử dụng xe lại ngày càng mặn mà với khí Ni-tơ? Hãy cùng AutoPro tìm hiểu.

Anh Tuấn, chủ chiếc GX470 tại Ba Đình - Hà Nội tâm sự, anh thường xuyên phải đi công tác trên tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng và anh đã nhận thấy sự khác biệt giữa việc bơm khí Ni-tơ và khí thông thường thông qua màn hình hiển thị áp suất lốp. Áp suất bơm lốp tiêu chuẩn 2,2 kg/cm2 với điều kiện nhiệt độ 370C, với quãng đường khoảng 100 km (Hà Nội - Hải Phòng), áp suất lốp sẽ tăng trung bình trên các lốp từ 0,4-0,5 kg/cm2 với bơm khí thông thường, nhưng khi sử dụng bơm khí Ni-tơ áp suất lốp chỉ tăng khoảng 0,1 kg/cm2.
Tại Michelin Ngọc Khánh, chúng tôi đã trao đổi với anh Dũng, một chuyên gia về lốp, anh cho biết, thông thường 1 bộ lốp Michelin có thể chạy được từ 50.000 đến 60.000 km khi chạy khí thông thường, còn khi sử dụng bơm khí Ni-tơ tuổi thọ trung bình của lốp sẽ kéo dài thêm 10-15%. Ngoài ra khi sử dụng khí Ni-tơ xe sẽ tiết kiệm từ 3-5% nhiên liệu. Anh cho biết thêm, hầu hết khách hàng đến với anh đều chuyển từ bơm khí thông thường sang bơm khí Ni-tơ.
Anh Thành, chủ chiếc Toyota Innova cho biết, trước đây khi sử dụng bơm khí thông thường, cứ 1 tháng là anh phải đi kiểm tra và bơm lốp 1 lần, nhưng khi biết đến lợi ích của việc bơm lốp bằng khí Ni-tơ, anh đã sử dụng và thấy hiệu quả rõ rệt, phải đến 2,5 - 3 tháng anh mới phải kiểm tra và bơm lại lốp.
Lợi ích và cơ sở khoa học của bơm lốp Ni-tơ:
Bơm lốp Ni-tơ giúp tăng tuổi thọ lốp:
Không khí thông thường chiếm tới 21% là khí oxi, ngoài ra còn có cả hơi nước, bởi vậy khi bơm lốp bằng khí thông thường, theo thời gian sẽ là hàng loạt các quá trình oxi hóa kim loại và lão hóa cao su điễn ra. Khi xe hoạt động, các phân tử oxi sẽ thẩm thấu qua các lớp cao su và tiếp xúc với lõi thép của lốp, cùng với hơi nước và nhiệt độ sinh ra do ma sát tạo điều kiện cho quá trình oxi hóa làm giảm tuổi thọ của lốp. Ngoài ra tại vị trí chân van của lốp, quá trình oxi hóa cũng diễn ra tương tự. Đối với lốp bơm bằng khí Ni-tơ, hầu như không có bất cứ quá trình oxi hóa nào do Ni-tơ là khí trơ và rất khó tham gia bất cứ phản ứng oxi hóa nào. Đó chính là lý do khiến lốp bơm bằng khí Ni-tơ có tuổi thọ cao hơn khi bơm bằng khí thường.

Phân tử Ni-tơ lớn hơn nên khó bị thẩm thấu qua thành lốp
Bơm lốp Ni-tơ giúp xe tiết kiệm  nhiên liệu:
Mỗi mẫu xe khác nhau, nhà sản xuất thường quy định áp suất hơi tiêu chuẩn cho lốp, đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp xe hoạt động ổn định nhất. Nếu áp xuất lốp nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn, ma sát giữa lốp với mặt đường sẽ tăng, tuy xe bám đường hơn nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ tăng đáng kể, còn khi áp suất lốp cao hơn giá trị tiêu chuẩn, lốp sẽ bị trượt nhiều hơn trên mặt đường, đây cũng là lý do xe tốn nhiên liệu hơn.
Khi xe chạy có rất nhiều lý do khiến nhiệt độ lốp tăng lên: ma sát giữa lốp với mặt đường, nhiệt hấp thụ qua la-zăng... khiến không khí trong lốp bị giãn nở. Nếu bơm lốp bằng khí thông thường, do có chứa hơi nước nên quá trình giãn nở diễn ra nhanh hơn so với lốp bơm khí Ni-tơ, áp suất lốp sẽ tăng nhanh hơn. Ngoài ra phân tử Ni-tơ lớn hơn, do vậy khó bị thẩm thấu hơn khi bơm lốp bằng khí thông thường, áp suất lốp sẽ ổn định hơn.
Như vậy bơm lốp bằng khí Ni-tơ sẽ giúp áp suất lốp ổn định hơn, một lý do quan trọng giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
Những lưu ý khi bơm lốp bằng khí Ni-tơ:
- Nếu lần đầu tiên bơm lốp bằng khí Ni-tơ, bạn sẽ phải hút kiệt không khí còn trong lốp đến mức tối đa có thể sau đó mới bơm khí Ni-tơ vào. Có như vậy mới đảm bảo độ tinh khiết của khí Ni-tơ trong lốp và và phát huy hết lợi ích.
- Chọn địa điểm bơm lốp uy tín: Hiện nay không có nhiều địa điểm bơm lốp bằng khí Ni-tơ tại Hà Nội, bởi vậy bạn hãy chọn 1 địa điểm cố định để đến định kỳ lại qua kiểm tra và bơm thêm. Không nên bơm khí Ni-tơ tại những địa điểm sử dụng máy không rõ nguồn gốc hay không có bảng điện tử đo độ tinh khiết của khí Ni-tơ. Với những máy lọc tốt, lượng khí Ni-tơ đầu ra có thể chiếm tới 99,5%, nhưng với những máy lọc chất lượng kém, thành phần khí Ni-tơ có thể chỉ chiếm 90-95%. Ngoài ra những máy hiện đại sẽ bơm đúng áp suất lốp tiêu chuẩn cho mỗi xe tùy theo kỹ thuật viên điều chỉnh.
 
Máy bơm khí Ni-tơ tại Michelin Ngọc Khánh có giá 20-25 triệu
Đồng hồ đo áp suất hơi và độ tinh khiết của khí Ni-tơ
- Nếu bạn đang sử dụng khí Ni-tơ mà xe bị thủng lốp và phải vá dọc đường, bạn đừng lo lắng nếu tại đó không có dịch vụ bơm khí Ni-tơ. Bạn vẫn có thể bơm không khí vào lốp đó nhưng có thể ngay ngày hôm sau bạn nên đến ngay địa điểm tin cậy, bơm lại khí Ni-tơ.
Bơm lốp Ni-tơ an toàn và tiết kiệm thời gian hơn:
Hiện tượng nổ lốp thật khó xảy ra với những bộ lốp mới, nhưng khi lốp sắp đến kỳ hạn phải thay cùng với những điều kiện về nhiệt độ, áp suất... thì không thể dám chắc độ an toàn. Và cũng dựa theo cơ sở trên chúng ta có thể thấy được rằng, bơm xe bằng Ni-tơ sẽ an toàn hơn.
Ngoài ra với việc lốp xe lâu bị xuống hơi hơn sẽ giúp bạn kéo dài thời gian phải đi kiểm tra và bơm lốp định kỳ.
*Hiện nay, giá thành bơm Ni-tơ không quá cao so với bơm khí thông thường. Nếu lần đầu bơm khí Ni-tơ, bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 100.000 đ/1 xe, còn những lần bơm định kỳ chỉ khoảng 50.000 đ/1 xe. Với một khoản đầu tư ban đầu là không đáng kể, bạn có thể được hưởng lợi hơn rất nhiều.
* Với điều kiện đường xá ở Việt Nam, có vô vàn nguyên nhân có thể dẫn đến gây thủng lốp và ảnh hưởng đến những chiếc lốp bơm khí Ni-tơ của bạn. Theo nhận định của AutoPro, những chiếc xe hoạt động trong môi trường đô thị hay trên những tuyến đường cố định có bề mặt đường tốt nên lựa chọn khí Ni-tơ. 

Khí Nitơ, khí Nitơ tinh khiết, khí Nitơ 5, khí Nitơ 4.5, khí Nitơ 5.5, khí Nitơ, khí Nitơ 4

CTY TNHH VẠN TẤN PHÁT là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp Khí Nitơ, khí Nitơ tinh khiết, khí Nitơ 5, khí Nitơ 4.5, khí Nitơ 5.5, khí Nitơ 6, khí Nitơ 4

Với đội ngũ nhân viên kỹ thuật nhiệt tình, công nghệ sản xuất hiện đại, giá cả hàng hóa phù hợp chúng tôi luôn được sự đánh giá cao của khách hàng trong và ngoài nước

Ứng dụng của Nito 

Nitơ dạng khí được sản xuất nhanh chóng bằng cách cho nitơ lỏng (xem dưới đây) ấm lên và bay hơi. Nó có nhiều ứng dụng, bao gồm cả việc phục vụ như là sự thay thế trơ hơn cho không khí khi mà sự ôxi hóa là không mong muốn;
  • để bảo quản tính tươi của thực phẩm đóng gói hay dạng rời (bằng việc làm chậm sự ôi thiu và các dạng tổn thất khác gây ra bởi sự ôxi hóa)
  • trên đỉnh của chất nổ lỏng để đảm bảo an toàn
Nó cũng được sử dụng trong:
  • sản xuất các linh kiện điện tử như tranzito, điốt, và mạch tích hợp (IC).
  • sản xuất thép không gỉ
  • bơm lốp ô tô và máy bay[1] do tính trơ và sự thiếu các tính chất ẩm, ôxi hóa của nó, ngược lại với không khí (mặc dù điều này là không quan trọng và cần thiết đối với ô tô thông thường [2])
Ngược lại với một số ý kiến, nitơ thẩm thấu qua lốp cao su không chậm hơn không khí. Không khí là hỗn hợp chủ yếu chứa nitơ và ôxy (trong dạng N2 và O2), và các phân tử nitơ là nhỏ hơn. Trong các điều kiện tương đương thì các phân tử nhỏ hơn sẽ thẩm thấu qua các vật liệu xốp nhanh hơn.
Một ví dụ khác về tính đa dụng của nó là việc sử dụng nó (như là một chất thay thế được ưa chuộng cho điôxít cacbon) để tạo áp lực cho các thùng chứa một số loại bia, cụ thể là bia đen có độ cồn cao và bia ale của Anh và Scotland, do nó tạo ra ít bọt hơn, điều này làm cho bia nhuyễn và nặng hơn. Một ví dụ khác về việc nạp khí nitơ cho bia ở dạng lon hay chai là bia tươi Guinness.

Nitơ hóa lỏng.
Nitơ lỏng được sản xuất theo quy mô công nghiệp với một lượng lớn bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng và nó thường được nói đến theo công thức giả LN2. Nó là một tác nhân làm lạnh (cực lạnh), có thể làm cứng ngay lập tức các mô sống khi tiếp xúc với nó. Khi được cách ly thích hợp khỏi nhiệt của môi trường xung quanh thì nó phục vụ như là chất cô đặc và nguồn vận chuyển của nitơ dạng khí mà không cần nén. Ngoài ra, khả năng của nó trong việc duy trì nhiệt độ một cách siêu phàm, do nó bay hơi ở 77 K (-196°C hay -320°F) làm cho nó cực kỳ hữu ích trong nhiều ứng dụng khác nhau, chẳng hạn trong vai trò của một chất làm lạnh chu trình mở, bao gồm:
  • làm lạnh để vận chuyển thực phẩm
  • bảo quản các bộ phận thân thể cũng như các tế bào tinh trùng và trứng, các mẫu và chế phẩm sinh học.
  • trong nghiên cứu các tác nhân làm lạnh
  • để minh họa trong giáo dục
  • trong da liễu học để loại bỏ các tổn thương da ác tính xấu xí hay tiềm năng gây ung thư, ví dụ các mụn cóc, các vết chai sần trên da v.v.
  • Nitơ lỏng có thể sử dụng như là nguồn làm mát để tăng tốc CPU, GPU, hay các dạng phần cứng khác.